Để kinh doanh thành công cửa hàng mẹ và bé hay shop bỉm sữa, chủ kinh doanh cần có sự chuẩn bị kĩ về vốn đầu tư, cơ sở vật chất và cả kiến thức kinh doanh. Thêm vào đó, chủ cửa hàng cũng phải quản lý khoa học, tính toán các mặt hàng mình nhập hoặc xuất, sắp xếp cửa hàng thu hút khách hàng vào mua. Vậy mở cửa hàng mẹ và bé cần chuẩn bị những gì? Những kinh nghiệm và kiến thức cần biết trước khi quyết định kinh doanh được VinciGroup tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn giảm bớt những khó khăn khi bắt đầu.
Có nên mở cửa hàng mẹ và bé?
Số lượng cửa hàng ít: Thị trường cửa hàng mẹ và bé tại Việt Nam hiện nay còn hạn chế do chủ yếu các cửa hàng đến từ các thương hiệu lớn như Con Cưng, BiboMart, Kids Plaza,… các sản phẩm tại đây có giá thành và chất lượng nhắm tới người có thu nhập trung bình đến cao cấp.
Là ngành hàng tiềm năng: Các cửa hàng mẹ và bé tập trung nhiều tại thành phố lớn, phân khúc không đa dạng mà chủ yếu là hàng cao cấp. Tuy nhiên Việt Nam lại là quốc giá có tỉ lệ trẻ em ra đời cao nhất Đông Nam Á, quy mô thị trường lên tới 2.5 tỉ USD/ năm. Đây chính là ngành hàng vô cùng tiềm năng đặc biệt tại các khu vực xa trung tâm, thị trường có phân khúc trung cấp trở xuống, dành cho mọi đối tượng tiêu dùng.
Nông thôn là thị trường hấp dẫn: Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 1,6 triệu em bé chào đời, mỗi hộ gia đình có từ 1 – 2 con. Trong khi đó tỉ lệ trẻ em sinh ra tại các tỉnh thành, nông thôn lên tới 72% đây chính là tiềm năng to lớn khi bạn đang lựa chọn mô hình kinh doanh hiện nay.
Qua những con số thống kê trên thì việc mở shop mẹ và bé là một quyết định kinh doanh vô cùng đúng đắn hiện nay.
Mở cửa hàng mẹ bé cần những gì?
Mở cửa hàng mẹ và bé đòi hỏi bạn phải có một số kiến thức cơ bản về sản phẩm cho mẹ và bé, nắm vững nhu cầu của khách hàng và các quy định liên quan đến kinh doanh mặt hàng này. Nếu bạn chuẩn bị kỹ càng và thực hiện đúng cách, cửa hàng của bạn có thể trở thành một nơi mua sắm tin cậy và yêu thích của các bà mẹ.
1. Tìm hiểu thị trường hiện tại
Với bất cứ ngành nghề kinh doanh nào việc tìm hiểu thị trường cũng là bước đầu và vô cùng quan trọng cho chiến lược phát triển sau này. Và việc mở shop kinh doanh đồ dùng mẹ và bé cũng vậy, bạn cần tìm hiểu xu hướng, nhu cầu thực tế của khách hàng đặc biệt là bố mẹ các bé vì ở lứa tuổi này các sản phẩm thường là do bố mẹ sắm cho các bé
Ngoài ra bạn phải phân loại khách hàng dựa trên khả năng chi tiêu của họ hàng tháng, tùy vào đối tượng mà họ lại dùng các dòng sản phẩm khác nhau. Từ đó bạn mới có thể xác định được mình sẽ bán loại hàng như thế nào
Bên cạnh đó bạn cũng cần tìm hiểu kỹ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, các mặt hàng họ cung cấp, điểm mạnh điểm yếu của từng đối thủ là gì,…
2. Chọn địa điểm và mặt bằng kinh doanh
Đồ trẻ em có nhiều loại với chất lượng và giá thành khác nhau, vì vậy tùy nhu cầu bạn muốn hướng vào đối tượng khách hàng nào mà chọn địa điểm cũng phải theo đó. Ví dụ bạn bán những sản phẩm cao cấp thì việc bạn lựa chọn vị trí cửa hàng cũng phải đẹp, sang trọng. Và ngược lại, nếu bạn bán những sản phẩm bình dân thì bạn chỉ cần chọn cho mình địa điểm không quá to, ở trong phố để phù hợp với nhu cầu và số tiền của mình
Tiếp đến là việc bày trí trong cửa hàng, bạn có thể sử dụng những biển hiệu bắt mắt để thu hút sự chú ý của khách hàng. Biển hiệu nên được trang trí bằng các màu sắc có tone màu nổi bật, phông chữ dễ nhìn cùng khẩu hiệu đơn giản, xúc tích. Còn không gian bên trong, đừng bài trí rối mắt, sử dụng gam màu trắng dịu là tốt nhất, nếu có thể hãy tạo cảm giác như đang bước vào một nơi chỉ dành riêng cho các bé.
3. Chọn sản phẩm cho cửa hàng
Ngày nay có rất nhiều sản phẩm dành cho mẹ và bé tuy nhiên 2 mặt hàng đó thường được các cửa hàng tách biệt cửa hàng để bán và khách hàng sẽ phải mất công đi tìm nhiều nơi để lựa chọn cho mình món đồ đáp ứng nhu cầu của mình ngay lập tức. Để tiết kiệm được thời gian cho khách hàng và thuận tiện cho người tiêu dùng thì bạn có thể kinh doanh đồ của mẹ và của bé tại một cửa hàng. Dưới đây là những món đồ phù hợp mà VinciGroup sẽ chia sẻ cho các bạn
Đồ dùng dành cho mẹ
-
Những món đồ chăm sóc cá nhân như: băng vệ sinh, dung dịch vệ sinh, áo lót, gen bụng, quần áo,…
-
Thực phẩm uống bổ sung: Sữa bầu, Canxi, Sắt, Cốm lợi sữa,…
-
Vật dụng hỗ trợ: lót thấm sữa, máy hút sữa, túi chườm nóng, túi đựng sữa,…
Đồ dùng dành cho bé
-
Bạn có thể kinh doanh quần áo trẻ em, đồ sơ sinh, tã, lót, bỉm, khăn tắm, khăn mặt,…
-
Nhóm mặt hàng sữa, đồ ăn dặm, đồ ăn vặt cho bé, thực phẩm chức năng
-
Nhóm hàng gia dụng: xe đẩy, xe tập đi, chậu tắm, chậu rửa mặt, máy sưởi,…
Tâm lý khi lựa chọn đồ cho con của các ông bố bà mẹ là sẽ đầu tư mua hàng từ các thương hiệu lớn, có xuất xứ rõ ràng và được kiểm định về chất lượng. Họ quan tâm đến cách chăm con sao cho tốt nhất, muốn dành cho con những gì tốt đẹp nhất.
Vì vậy khi nhập hàng bạn nên ưu tiên lấy hàng từ các đơn vị nổi tiếng trên thị trường. Không nhập hàng số lượng quá lớn mà cần đa dạng hóa chủng loại để khách hàng có thêm sự lựa chọn, bạn có thể phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng đồng thời giúp bạn thống kê các mặt hàng tiềm năng trong phân khúc.
Sau khi xác định được mặt hàng sẽ bán, việc cần làm tiếp theo là lựa chọn nhà cung ứng. Lúc này bạn phải dựa vào bản khảo sát thị trường đã làm lúc đầu, tại đây bạn sẽ tìm được nơi nào bán sỉ với giá rẻ nhất để nhập về. Việc chọn nhà cung ứng rất quan trọng, nó quyết định đến hơn 50% khả năng thành công của bạn, chọn đúng nhà cung cấp giá rẻ, làm việc lâu dài, ổn định không hề dễ. Hãy tham khảo từ thật nhiều nguồn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Hãy nhớ không nhập một mặt hàng với số lượng lớn tránh tồn kho và thiếu vốn. Vì là cửa hàng mới chưa có kinh nghiệm trong điều phối hàng hóa cũng như xu hướng thị trường bạn cần ưu tiên lựa chọn mặt hàng thiết yếu.
4. Tìm kiếm nguồn hàng mở shop mẹ bé
Việc tìm nguồn hàng, chọn nhà cung ứng quyết định đến hơn 50% khả năng thành công của bạn. Khi mới bắt đầu mở cửa hàng mẹ và bé, bạn đừng vội ôm đồm quá nhiều hàng hóa. Với cửa hàng mới mở, số vốn và kinh nghiệm còn hạn chế, chưa nắm được xu hướng thị trường nên trước mắt bạn nên nhập các mặt hàng thiết yếu nhất cần cho mẹ và bé. Việc tìm kiếm và chọn lựa đơn vị nhà cung cấp hoặc bán buôn tiềm năng sẽ quyết định lợi thế cạnh tranh và lợi nhuận. Do đó, bạn nên tìm hiểu và so sánh kỹ lưỡng.
Thị trường đã có rất nhiều nguồn hàng bỉm sữa, tuy nhiên bạn vẫn băn khoăn thì hãy cân nhắc nguồn uy tín và phù hợp với mô hình shop bỉm sữa theo những gợi ý dưới đây
-
Nhập bỉm sữa từ công ty: Các công ty cung cấp sữa bỉm thường phân phối sữa các loại riêng cho từng khu vực với giá sỉ hợp lý và đảm bảo an toàn. Ưu điểm nguồn hàng này đảm bảo về chất lượng sữa và được chiết khấu, thưởng ở mức nhất định áp dụng theo số lượng nhập hàng hóa.
-
Nhập bỉm sữa giá sỉ từ công ty.
-
Nhập bỉm sữa từ đại lý trung gian: Đại lý trung gian thường có nguồn hàng đa chủng loại và bỏ giá sỉ, giá buôn cho các đại lý, cửa hàng nhỏ hơn trong khu vực. Giá cả có thể cao hơn nhưng không bắt buộc số lượng nhập. Bạn nhập càng nhiều thì mức chiết khấu càng cao.
-
Nhập bỉm sữa ngoại xách tay: Các mặt hàng được ưa chuộng cũng bao gồm các dòng bỉm sữa ngoại của Nga, Đức, Nhật, Úc nhờ chất lượng. So vớ bỉmi sữa nhập khẩu thì bỉm sữa ngoại xách tay có giá mềm hơn vì không bị tính thuế. Nhưng bạn nên tìm địa chỉ nguồn cung uy tín để đặt hàng.
-
Đặt hàng trực tiếp từ nước ngoài
-
Đặt tiếp viên hàng không, phi công: Chi phí xách tay này thường dao động từ 200.000đ – 300.000đ/kg hàng.
5. Xác định các chi phí mở cửa hàng mẹ bé
Đây là một việc làm không thể thiếu khi bắt đầu kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào. Trước khi bắt tay vào việc mở cửa hàng mẹ và bé, bạn nên dự trù và đưa ra được chi phí cho những danh mục thuộc tài sản cố định như quầy kệ, thuê mặt bằng, máy tính. Chi phí khác như tiền thuê nhân viên, điện nước, phần mềm quản lý bán hàng, …
Ngoài ra, bạn có thể ước tính được số vốn cần cho việc nhập hàng dựa trên diện tích và cách bài trí cửa hàng, phân khúc sản phẩm dành cho khách hàng tiềm năng… Từ đó, bạn có thể xác định được số vốn ban đầu cần có, cả vốn cố định và vốn lưu động. Chi phí trung bình để mở một cửa hàng mẹ và bé ở khu vực thành thị là khoảng 160 – 210 triệu đồng và 80-130 triệu đồng ở khu vưc nông thôn.
Trong đó bao gồm:
-
Chi phí thuê mặt bằng: khoảng 3-20 triệu đồng là mức chi phí hợp lý cho một cửa hàng 50m2
-
Chi phí thuê nhân viên: không nên vượt quá 15-20 triệu trên tháng, tùy từng quy mô cửa hàng, có thể bạn sẽ không cần thêm nhân viên nếu quy mô nhỏ hoặc mới mở bán online.
-
Chi phí nhập hàng: 50-150 triệu đồng bao gồm tất cả những mặt hàng mẫu mã để chuẩn bị khai trương cửa hàng.
-
Chi phí thiết kế cửa hàng: khoảng 10-20 triệu đồng hoặc hơn nếu bạn muốn hướng đến những phân khúc giá cao hơn, cần cửa hàng sang trọng hơn.
6. Thiết kế và bài trí cửa hàng
Về mặt bằng, diện tích không có quy chuẩn phải rộng bao nhiêu vì còn tùy vào quy mô cửa hàng của bạn. Tuy nhiên, mặt bằng không nên quá nhỏ để bày biện, tạo không gian thoáng, nhiều màu sắc cho cửa hàng.
Tên cửa hàng Mẹ và Bé nên đặt sao cho gần gũi với trẻ em, ngắn gọn và đơn giản. Tránh những cái tên quá dài, phức tạp hoặc khó nhớ, khó phát âm. Có thể là tên tiếng Anh hoặc tiếng Việt đều được nhưng khi nhắc đến nó, khách hàng có thể liên tưởng ngay đến mặt hàng bạn đang kinh doanh.
Kinh doanh sản phẩm dành cho trẻ em nên điều quan trọng là phải tạo được màu sắc riêng cho cửa hàng. Nên lựa chọn biển hiệu, màu sắc trang trí cho cửa hàng dựa trên những tiêu chí màu sắc sinh động, hình thù ngộ nghĩnh, … đồng thời làm sao để không bị lẫn với những thương hiệu khác hoặc cửa hàng xung quanh.
7. Lên kế hoạch quảng cáo hiệu quả
Bạn có thể áp dụng các chương trình tặng quà hoặc giảm giá nếu mua nhiều nhân ngày khai trương. Làm thẻ tích điểm để khách tích điểm khi mua hàng, điều này làm khách hàng nhớ đến cửa hàng bạn và mua hàng những lần sau. Khi đã tích lũy đến một điểm nhất định nào đó bạn tặng quà tri ân khách hàng, điều này sẽ làm cho cửa hàng bạn càng ngày sẽ càng có nhiều khách quen. Phần mềm quản lý bán hàng có thể giúp ích bạn ở khâu này rất tốt.
Kinh nghiệm khi mở cửa hàng mẹ và bé đó là bạn nên đồng thời bán online và mở những nền tảng mạng xã hội để thông báo các chương trình khuyến mãi hiệu quả đồng thời tiếp cận đến nhiều người hơn thông qua quảng cáo trả phí trên các nền tàng này.
8. Lựa chọn và đào tạo nhân viên
Nhân viên trực tiếp bán hàng cần phải hiểu sở thích và biết lựa chọn hàng hóa phù hợp đối với độ tuổi các bé. Ngoài ra, họ phải là người cẩn thận và tinh thần trách nhiệm tốt bởi vì các sản phẩm dành cho trẻ thường rất dễ hư hỏng hay vỡ… Bên cạnh đó, nhân viên phải có những phẩm chất mà bất kỳ người bán hàng nào cũng cần như giao tiếp tốt, nhẹ nhàng và cởi mở.
Đào tạo tính kiến nhẫn và lắng nghe khách hàng khi mở cửa hàng mẹ và bé là một điều quan trọng nhất ngoài kiến thức về sản phẩm. Vì những bà mẹ, ông bố thường có nhiều lo lắng cho đứa con của mình nên thường sẽ hỏi kỹ và hỏi nhiều về sản phẩm, điều này có thể khiến nhân viên mất kiên nhẫn hoặc trả lời với thái độ không tốt.
9. Sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng
Khách hàng của các cửa hàng Mẹ và Bé thường là những bà mẹ, bà nội trợ bận rộn và không có nhiều thời gian cho việc mua sắm. Với phần mềm quản lý bán hàng bạn có thể cùng lúc thanh toán nhiều đơn hàng, việc tìm kiếm sản phẩm, tính tổng giá trị hoá đơn cũng được tự động trên máy tính. Như vậy, sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, mua sắm nhanh hơn. Với phong cách bán hàng chuyên nghiệp như vậy, chắc chắn cửa hàng bạn sẽ níu chân các mẹ quay lại.
Trên đây là tất tần tật những chia sẻ của VinciGroup về quy trình mở cửa hàng mẹ và bé, hi vọng sẽ đem lại cho bạn những dữ liệu chính xác nhất để bạn có thể bắt tay vào việc kinh doanh đồ dùng mẹ và bé.