Bài viết này sẽ tổng hợp các câu hỏi hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp năm 2022, bí quyết trả lời phỏng vấn giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn cũng như các bí quyết cách giúp bạn vượt qua mọi phỏng vấn một cách dễ dễ dàng nhất.
Sau khi bạn đã bước qua vòng lọc CV xin việc một cách xuất sắc, bạn sẽ được đến với vòng phỏng vấn. Đây là một vòng vô cùng quan trọng vì sẽ quyết định bạn có được chọn vào làm việc hay không. Vậy làm thế nào bạn có thể trả lời các câu hỏi phỏng vấn của nhà Tuyển dụng một cách tốt nhất? Hãy để chúng tôi giúp bạn qua bài viết về những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và gợi ý cách trả lời giúp bạn trang bị những kiến thức tốt nhất có thể chinh phục bất kỳ nhà tuyển dụng khó tính nào.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn biết những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến giới thiệu về bản thân, những câu hỏi đánh giá khả năng phản ứng, đánh giá về sự phù hợp của bạn với công ty cùng với những hướng dẫn trả lời phỏng vấn cụ thể cho từng câu, từng mục đích để bạn hiểu và áp dụng được trong buổi phỏng vấn thực tế. Chúng ta sẽ bắt đầu với những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến giới thiệu bản thân bạn ngay bây giờ nhé.
I.Câu hỏi phỏng vấn giới thiệu bản thân
Bắt đầu cho buổi phỏng vấn luôn là màn chào hỏi, tìm hiểu, giới thiệu bản thân giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Có khi bạn thắc mắc tại sao những thông tin cá nhân đã có trong CV rồi mà các nhà tuyển dụng vẫn dành thời gian 1-3 phút để hỏi: “Em hãy giới thiệu về bản thân mình”. Đây là khoảng thời gian 3 phút ngắn ngủi để bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Giới thiệu về bản thân không chỉ bao gồm những thông tin cơ bản mà bạn còn phải gây được sự chú ý, tò mò, hấp dẫn với nhà tuyển dụng về con người bạn, những gì bạn đã, đang và sẽ làm được cho vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn giới thiệu bản thân và cách trả lời sao cho hấp dẫn nhất nhé!
Câu 1: Giới thiệu về bản thân bạn?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Nếu nói rằng câu hỏi giới thiệu bản thân này là cơ hội để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì không hề sai. Bên cạnh việc trả lời những thông tin cơ bản như tên tuổi, quê quán… thì bạn cần làm nổi bật về sở trường, cá tính, điểm qua về những thành tựu mà bạn đã đạt được trong công việc trường lớp. Khi bạn giới thiệu về điều này thì nhà tuyển dụng sẽ phần nào có những cảm nhận ban đầu và ấn tượng về bản thân bạn, về sự phù hợp của bạn với công ty, cũng như với vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
Lưu ý, để có thể trả lời phỏng vấn xin việc một cách xuất sắc nhất, chúng tôi sẽ đưa ra những điều bạn cần trình bày theo trình tự cụ thể như sau:
- Họ và tên
- Nói vắn tắt về quá trình học tập và làm việc.
- Chuyên môn
- Nói sơ qua về sở trường và sở thích
Câu 2: Sở thích của bạn là gì?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Nhắc đến những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc, thì không thể không nhắc đến đến câu hỏi phỏng vấn này. Câu hỏi có thể được đặt ra là: “Sở thích bạn là gì?” hay “Bạn thường làm gì vào thời gian rảnh?”… Nghe qua thì tưởng chừng như là một câu hỏi xã giao để tìm hiểu về thói quen, hoạt động yêu thích của ứng viên nhưng thực chất đây là những câu hỏi phỏng vấn này ẩn chứa rất nhiều mục đích của nhà tuyển dụng. Mục đích thông thường là để để xem cách trả lời của bạn có bộc lộ được những thói quen, sở thích nào đó gắn liền với công việc mà bạn đang ứng tuyển hay không, bạn có thật sự đam mê với công việc này không. Câu trả lời của bạn sẽ nói lên tất cả điều đó.
Ví dụ như, nếu trong các mẫu CV xin việc của bạn đi ứng tuyển vị trí hướng dẫn viên du lịch mà sở thích của bạn là đi du lịch khắp nơi, trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau thì chắc hẳn bạn đã hiểu được về lợi ích mà câu trả lời phỏng vấn này mang lại.
Câu 3: Thành tích bạn đã đạt được trong công việc?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Khi được đặt một câu hỏi phỏng vấn xin việc liên quan đến thành tích thì bạn cần trả lời thứ nhất là liệt kê những thành tựu trong quãng thời gian đi học như bạn đã đạt những giải thưởng gì hay bạn đã tham gia cuộc thi gì. Lý do là để cho thấy bạn là một viên xuất sắc, tham gia những hoạt động ảnh rất nhiệt tình, có kỹ năng mềm tốt. Thứ hai khi nói về thành tích trong công việc, bạn cần nêu rõ được mình đã đem lại những lợi ích gì cho công ty, đã giúp ích cho công ty như thế nào, bạn biết những chiến lược kinh doanh độc đáo nào, bạn nên trả lời càng cụ thể càng tốt.
Hãy thể hiện sự tâm huyết với công việc, kể cả với công việc ở công ty cũ trong khi trả lời câu hỏi phỏng vấn, bạn nên nêu cảm xúc khi bạn đạt được những thành tựu và những bài học tích cực bạn rút ra được từ những lần đó.
Câu 4: Kể về một câu chuyện ấn tượng của chính bạn khiến bạn tự hào?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Đây được cho là một trong những câu hỏi phỏng vấn xin việc mà các nhà tuyển dụng hỏi khá thường xuyên. Với những câu hỏi này, bạn hãy thoải mái và nhớ lại một câu chuyện hay, khiến bạn tự hào cũng như để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Vậy câu chuyện nào được coi là một câu chuyện hay và có ích trong buổi phỏng vấn xin việc? Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bạn có thể kể lại một dự án mà mình từng tham gia, bạn đã hoàn thành xuất sắc như thế nào, vai trò của bạn là gì và bạn đã mang lại những lợi ích gì cho công ty. Cách bạn thể hiện cảm xúc là điều quan trọng cho thấy bạn tự hào thế nào về công việc đó và đây là một trải nghiệm quý giá như nào với bản thân bạn.
Câu 5: Ba từ để nói về bản thân bạn?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Việc bạn cần làm ngay sau khi nhận được câu hỏi phỏng vấn này là là tư duy nhanh về bản thân mình, yếu tố nào giúp bản thân mình trở nên nổi bật và mọi người sẽ nhớ đến điều gì tốt đẹp khi nghĩ về mình. Bạn hãy nhớ là luôn trung thực khi trả lời câu hỏi phỏng vấn vì khi nghe câu trả lời tiếp theo nhà tuyển dụng có thể biết bạn đang nói thật hay nói dối về bản thân.
Câu 6: Kinh nghiệm của bạn trong công việc này là gì?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Đây là những câu hỏi chắc chắn bạn sẽ nhận được khi phỏng vấn xin việc. Câu hỏi này khá quan trọng và bạn nên trung thực nói ra kinh nghiệm của bản thân, bạn hãy thoải mái nói như đang kể chuyện và đừng cố bịa ra những gì mà mình không biết. Bởi khi trả lời phỏng vấn nếu bạn liệt kê những kinh nghiệm mà bạn không biết thì có thể nhà tuyển dụng sẽ hỏi kỹ hơn, lúc đó bạn không trả lời được sẽ tạo cảm giác xấu, ấn tượng xấu trong mắt nhà tuyển dụng.
Nếu bạn là người có ít kinh nghiệm về công việc này, khi trả lời câu hỏi phỏng vấn bạn hãy cho thấy mình là người ham học hỏi, muốn theo đuổi công việc này và sẽ dành nhiều thời gian, công sức để học tập và trau dồi thêm. Một cách để trả lời phỏng vấn hay là bạn hãy nói mình sẽ cố hết sức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Một điểm cần lưu ý là những kinh nghiệm bạn nêu ra khi trả lời câu hỏi phải khớp với những gì bạn viết trong các mẫu CV xin việc của mình. Không được đối ngược hay quá phóng đại bởi các nhà tuyển dụng đang cầm trong tay CV và sẽ có những đánh giá không tốt về bạn.
Câu 7: Bạn làm cách nào để giải tỏa áp lực?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Dù chúng ta là ai, chúng ta cũng sẽ có những áp lực riêng từ nhiều phía như bạn bè, gia đình, mối quan hệ xã hội, đồng nghiệp… Nhưng điều quan trọng là bạn đã làm gì để vượt qua những áp lực đấy. Sau những lần vấp ngã, những lần áp lực tường chừng không thể vượt qua ra thì bạn đã rút ra những bài học, kinh nghiệm gì cho bản thân. Hãy cho nhà tuyển dụng biết hiện tại con người bạn đã kiên cường, mạnh mẽ như nào qua cách trả lời phỏng vấn hay. Một câu trả lời hay nhất là kể về một lần cụ thể bạn gặp áp lực nặng và cách bạn xử lý tình huống tốt, để nhà tuyển dụng thấy bạn có thể chịu áp lực tốt, không bỏ dở công việc ảnh hưởng tới dự án.
Câu 8: Mô tả một chút về cách làm việc của bạn ?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Khi nhận được câu hỏi này trong buổi phỏng vấn xin việc, mục đích nhà tuyển dụng muốn biết về cách tổ chức, bố trí công việc của bạn như thế nào, quản lý công việc hoặc nhân sự ra sao. Việc bạn cần làm là trả lời để cho nhà tuyển dụng thấy mình là một con người khoa học, con người của sự kỷ luật và những phép tắc, có tinh thần trách nhiệm, hết mình. Với câu hỏi như thế này nhà tuyển dụng có thể biết bạn có phù hợp với công việc hoặc văn hóa của công ty hay không. Bạn có thể chuẩn bị câu trả lời phỏng vấn xin việc cho câu hỏi này ở nhà trước để đưa ra câu trả lời lưu loát và thuyết phục hơn.
Ví dụ gợi ý cho bạn cách trả lời phỏng vấn hay như:
“Tôi luôn làm mọi việc với một tinh thần trách nhiệm cao nhất, luôn tuân theo những quy định, không bao giờ từ bỏ, bỏ dở công việc mình đang làm ngay cả khi bế tắc không thể tìm ra phương hướng giải quyết”.
II. Nhóm các câu hỏi phỏng vấn đánh giá khả năng phản ứng
Các câu hỏi phỏng vấn đánh giá khả năng phản ứng của bạn sẽ là những câu hỏi tình huống, đòi hỏi sự nhanh nhẹn, tư duy tốt để đưa ra những câu trả lời thông minh, sắc bén, phù hợp với nhu cầu thực tiễn của công ty ứng tuyển. Cùng tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn đánh giá khả năng phản ứng của ứng viên để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé!
Câu 9: Bạn mong muốn gì ở công ty chúng tôi?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Khi bắt gặp những câu hỏi phỏng vấn xin việc như này, bài nhiều ứng viên trả lời đại khái như em không có mong muốn gì cả hoặc hiện tại em chưa có mong muốn gì… Đây là một sai lầm bạn hoàn toàn cần tránh. Khi nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này, họ muốn xem liệu họ có đáp ứng được mong muốn của bạn hay không, hoặc bạn có phù hợp với vị trí công việc không. Bạn có thể trả lời là bạn mong muốn được áp dụng những kỹ năng, kinh nghiệm của mình vào để có thể hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Bạn cần chuẩn bị kỹ câu trả lời hay trước ở nhà nhà đối với câu hỏi này.
Câu 10: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Có thể nói đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn xin việc khá là khó vì nếu bạn đưa ra một mức lương quá cao thì nhà tuyển dụng có thể thấy không thể đáp ứng được. Mà nếu bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn này với một mức lương quá thấp thì vấn đề đầu tiên là bạn bị thiệt, mức lương không cân xứng với công sức bỏ ra, mà còn nghiêm trọng hơn là nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng có thể trình độ của bạn không cao, bạn chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn và làm việc, chưa thể giúp ích được nhiều cho công ty nên mới khiêm tốn đưa ra một mức lương như vậy. Để hài hòa đôi bên, bạn hãy khéo léo đưa ra cách trả lời phỏng vấn hay với một mức lương phù hợp nhất, vừa có lợi cho bạn mà nhà tuyển dụng lại dễ chấp nhận.
Đồng thời, trong buổi phỏng vấn xin việc bạn cũng cần hỏi thêm thông tin về một số quyền lợi liên quan như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản… để biết rõ hơn về những gì mình sẽ được hưởng.
Câu 11: Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Mục đích của nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi phỏng vấn xin việc này là để chắc chắn bạn thật sự quan tâm đến công ty, quan tâm đến vị trí công việc chứ không phải bạn nộp hồ sơ vào công ty nào để trúng công ty đó thì đi làm. Với câu hỏi này bạn cần đọc và tìm hiểu kỹ về công ty cũng như vị trí và bạn đang ứng tuyển. Cách trả lời phỏng vấn hay là bạn nêu ra những lý do mà bạn muốn làm việc tại công ty đó ví dụ như công ty gần nhà bạn thuận tiện đi lại, môi trường năng động tạo điều kiện cho bạn có thể phát triển những kỹ năng của mình…
Câu 12: Khả năng chịu áp lực trong công việc của bạn?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Để trả lời tốt câu hỏi phỏng vấn như này, bạn cần đưa ra ra một ví dụ cụ thể để chứng minh bạn là người giỏi chịu áp lực. Bạn có thể nói rằng ở công việc cũ bạn phải làm những công việc khó khăn như nào và vẫn cố gắng tìm cách vượt qua ví dụ như cố gắng công hoàn thành công việc đúng deadline, hoàn thành các nhiệm vụ cấp trên giao thêm…
Ví dụ câu trả lời phỏng vấn hay như:
“Tôi nhận thấy áp lực chính là một chất xúc tác khiến tôi hoàn thành công việc với một tinh thần cao hơn, khi đến thời hạn gấp rút, tôi luôn cố gắng tập trung hết sức vào công việc và hoàn thành hết các nhiệm vụ được giao”.
Câu 13: Nếu chúng tôi không chọn bạn thì bạn có gì để nói không?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Một điều khá hài hước những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc này, đặc biệt là với những bạn mới đi phỏng vấn lần đầu gặp được câu hỏi này, các bạn tưởng mình không được chọn thật và buồn rầu nói như thật. Thực ra những câu hỏi phỏng vấn này chỉ là để thử phản ứng của ứng viên xem thái độ của ứng viên ra sao, ứng biến có nhanh không, có hiểu vấn đề không.
Để trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc này, bạn hãy tự tin vào bản thân, nghĩ rằng đây chỉ là một trong số những câu hỏi phỏng vấn thông thường, giống với những câu hỏi trước đó. Hãy học cách trả lời phỏng vấn hay rằng cho dù không được chọn vào làm việc thì bạn vẫn luôn vui vì bạn không được chọn không có nghĩa là bạn không giỏi, mà có thể là do bạn không phù hợp, và nói rằng buổi phỏng vấn cho bạn một trải nghiệm thú vị, đáng nhớ.
Câu 14: Bạn nghĩ sao về việc phải đi công tác?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Nếu đi phỏng vấn mà gặp câu hỏi phỏng vấn này, nhà tuyển dụng muốn biết liệu bạn có sẵn sàng đi công tác hay không, bạn có gặp vấn đề gì về gia đình khi phải đi công tác không… Bạn hãy chọn cách trả lời phỏng vấn hay nhất đó là thành thật trả lời, vì đây chỉ là một câu hỏi để nhà tuyển dụng biết thêm thông tin về bạn mà thôi. Đừng lo lắng, vì trong buổi phỏng vấn xin việc hoặc trong các mẫu CV xin việc, nếu bạn nói có thể đi công tác mà đến lúc bạn được giao đi công tác, bạn không đi được thì thật là khó cho bạn.
Câu 15: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Những bạn mới đi phỏng vấn lần đầu thì thường trả lời là không có câu hỏi gì, nhưng theo kinh nghiệm phỏng vấn thì ứng viên nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, dù là chỉ một câu, để thể hiện sự quan tâm đến công việc, công ty và bày tỏ thắc mắc. Nếu bạn có các câu hỏi phỏng vấn xin việc chưa biết rõ như về lương thì bạn có thể hỏi về lương, chế độ bảo hiểm… đừng ngại gì mà hãy hỏi hết những thắc mắc bạn nhé, nhà tuyển dụng luôn sẵn sàng để trả lời các câu hỏi của bạn.
III. Các câu hỏi phỏng vấn về sự phù hợp với công ty
Văn hóa công ty là một trong những yếu tố đánh giá ứng viên sau khi khai thác về khả năng làm việc. Ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty hay không sẽ quyết định phần lớn sự gắn bó và công hiến lâu dài của họ với công ty. Ngược lại, văn hóa công ty phù hợp cũng sẽ khiến cho người lao động cảm thấy thoải mái, có sự yêu mến và mong muốn phát triển tại công ty. Chính vì vậy tìm hiểu về văn hóa công ty là vô cùng quan trọng. Nếu bạn cảm thấy mình thực sự phù hợp với công ty này, hãy chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người hoàn hảo cho vị trí ứng tuyển này bằng cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn về sự phù hợp với công ty dưới đây nhé!
Câu 16: Vì sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Khi đi phỏng vấn xin việc mà gặp câu hỏi phỏng vấn này, bạn không nên trả lời đơn giản như: ”Tôi muốn làm việc tại vị trí này của công ty, vì tôi rất yêu thích”. Trả lời phỏng vấn xin việc như này sẽ rất dễ để bạn bị loại, vì một người thực sự quan tâm đến công việc sẽ không trả lời sơ sài như vậy, thay vào là cách trả lời phỏng vấn hay, bạn nên nói rõ về những lợi ích mà bạn nghĩ vị trí công việc này sẽ mang lại cho bạn, bạn có thể phát triển bản thân, trải nghiệm và trau dồi kiến thức chuyên môn… và đừng quên tìm hiểu thật kỹ về vị trí công việc trước khi đi phỏng vấn, nêu rõ bạn muốn giúp ích cho công ty như thế nào, bạn đã có những kinh nghiệm gì khiến bạn trở lên phù hợp với vị trí,… đừng quên một lần nữa nhấn mạnh bạn luôn có tinh thần cầu tiến, trách nhiệm và cố gắng hết sức vì mục tiêu chung của công ty.
Câu 17: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Các câu hỏi phỏng vấn xin việc về mục tiêu nghề nghiệp có lẽ là câu hỏi quan trọng nhất để đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí công việc cũng như công ty bạn đang ứng tuyển. Bạn cũng biết rõ không có nhà tuyển dụng nào lại nhận một ứng viên cách trả phỏng vấn tìm việc với mục tiêu trong tương lai trở thành một nhà phiên dịch vào làm tại vị trí lập trình viên cả đúng không? Khi được hỏi câu hỏi phỏng vấn xin việc làm này, bạn cần nêu rõ mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn của bản thân, để trả lời tốt thì bạn nên tìm hiểu trước về mục tiêu, sứ mệnh của công ty trước khi đi phỏng vấn và đưa ra mục tiêu của bản thân cho phù hợp, đó là cách trả lời phỏng vấn hay nhất . Không nên đưa ra mục tiêu nghề nghiệp của bản thân quá xa rời với mục tiêu chung của công ty bạn nhé. Để có được câu trả lời phỏng vấn hay nhất về mục tiêu nghề nghiệp, bạn có thể tham khảo bài viết Hướng dẫn trả lời mục tiêu nghề nghiệp trong phỏng vấn của chúng tôi, chắc chắn bạn sẽ có những ý tưởng hay để trả lời cho câu hỏi này.
Câu 18: Điểm mạnh điểm yếu của bản thân là gì?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Khi đi phỏng vấn, đây là một trong số các câu hỏi phỏng vấn xin việc được hỏi rất nhiều trong các buổi phỏng vấn, câu hỏi này nhằm đánh giá sự khôn khéo trong câu trả lời của bạn, đồng thời cũng qua đây nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về bản thân bạn. Khi gặp các câu hỏi phỏng vấn thường gặp này, trước tiên bạn nên trả lời điểm yếu của bản thân, bạn nói sơ qua và không nên đi chi tiết vào những điểm yếu.
Đặc biệt bạn không nên nói những điểm yếu liên quan đến kỹ năng mà công việc của bạn đòi hỏi trong khi trả lời câu hỏi phỏng vấn. Điểm yếu của bạn đưa ra phụ thuộc vào vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển, hãy tham khảo các mẫu CV xin việc trước khi đi phỏng vấn. Ví dụ bạn ứng tuyển vị trí kế toán thì bạn không nên nói mình là một người cẩu thả, không cẩn thận lắm; hoặc nếu bạn ứng tuyển vị trí marketing thì bạn không nên nói là bạn ít tính sáng tạo, kém năng động… nói đến đây chắc hẳn bạn cũng đã tìm ra cách trả lời phỏng vấn hay. Sau khi nói sơ qua về vài điểm yếu của bản thân, bạn nên tiếp tục bằng cách hứa rằng bản thân sẽ cố gắng hoàn thiện những điểm yếu đó, sẽ cố gắng khắc phục và không để những điểm yếu ảnh hưởng đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Sau khi bạn trả lời về điểm yếu, bạn trả lời về điểm mạnh của bản thân. Lý do là vì câu trả lời sau cùng bao giờ cũng lưu lại ấn tượng lâu với nhà tuyển dụng, bạn chỉ nói sơ qua về vài điểm yếu có thể chấp nhận được, và đi sâu vào những điểm mạnh. Bản thân bạn sẽ tự biết mình giỏi nhất về cái gì, thế mạnh của mình là gì và đưa ra những ví dụ chứng minh cho những gì bạn nói.
Câu 19: Bạn sẽ hợp tác với chúng tôi bao lâu?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Với các câu hỏi phỏng vấn xin việc dạng như thế này, bạn không nên trả lời cụ thể thời gian là bạn làm trong bao lâu, vì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn không gắn bó với công ty lâu dài. Thay vào đó bạn có thể nói là bạn sẽ làm việc với công ty miễn là công ty cảm thấy hài lòng về những thành quả mà bạn mang lại. Như vậy bạn có thể thấy ở câu hỏi này không phải cứ thật thà là tốt, vì nếu bạn thật thà nói ra rằng bạn chỉ làm ở công ty một thời gian ngắn để lấy kinh nghiệm thêm thôi thì chắc chắn 100% bạn sẽ bị loại.
Câu 20: Bạn có ngại khi phải làm việc tăng ca không?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Qua câu hỏi này nhà tuyển dụng có thể đánh giá về tinh thần trách nhiệm của bạn, xem liệu bạn có hết mình vì công việc không hay chỉ là đến để làm đủ thời gian rồi về, mặc kệ hiệu suất, tình trạng hoàn thành công việc như thế nào. Đừng ngần ngại nói rằng bạn có thể làm tăng ca và mang công việc về nhà làm, nhất là khi có việc gấp cần xử lý cho kịp tiến độ.
Ví dụ bạn có thể trả lời phỏng vấn như: “Tôi sẵn sàng làm tăng ca vì nếu tăng ca thì hiệu suất công việc sẽ cao hơn, không bị gián đoạn, các hoạt động của công việc không bị ảnh hưởng, tôi sẽ tăng ca nếu như nó giúp tôi và công ty hoàn thành mục tiêu nhanh hơn”.
Câu 21: Bạn muốn làm việc độc lập hay theo nhóm?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Khi gặp câu hỏi phỏng vấn xin việc này, bạn không nên nói là tôi chỉ thích làm việc độc lập, hoặc theo nhóm. Một ứng viên đa năng sẽ có thể tham gia làm việc theo nhóm và làm việc độc lập xuất sắc, không phải chỉ giỏi một khía cạnh. Bởi làm việc độc lập hay theo nhóm thì đều quan trọng cả, nếu bạn chưa giỏi về cái nào thì hãy nói với nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ cải thiện thêm, hoàn thiện để trở lên hoàn hảo.
Câu 22: Loại môi trường làm việc nào giúp bạn thúc đẩy năng suất làm việc của bạn nhiều nhất? Tại sao?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Nhìn chung thì mỗi môi trường làm việc đều có mặt tích cực và mặt tiêu cực, chính vì vậy khi gặp câu hỏi này bạn không nên phủ định, nói môi trường làm việc nào đó là không tốt, vì qua đây nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn không có cái nhìn toàn diện, đa chiều. Khi hỏi về môi trường làm việc, ý của nhà tuyển dụng muốn nói đến là môi trường làm việc độc lập hay theo nhóm, bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên mặt tích cực của cả hai môi trường, hai hình thức làm việc này và chọn ra môi trường phù hợp với mình hơn, nêu kèm lý do tại sao.
Ví dụ câu trả lời phỏng vấn như: “Tôi đã từng làm việc ở cả hai môi trường và tôi nhận thấy môi trường nào cũng có những mặt tích cực và hạn chế riêng. Theo tôi, lựa chọn môi trường làm việc nào thì tùy thuộc vào loại hình công việc, tính chất công việc. Có những dự án tôi cần phải làm việc một cách độc lập, tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm, làm chủ dự án, những lúc đó tôi cảm thấy mình hoạt động hết công suất và vận dụng hết khả năng của bản thân. Cũng có những dự án tôi làm việc theo nhóm vì tính chất công việc đòi hỏi các thành viên phải phối hợp với nhau, cùng nhau suy nghĩ và thực hiện”.
Câu 23: Lí do nào sẽ khiến bạn từ bỏ công việc ngay trong tháng đầu tiên?
Gợi ý cách trả lời phỏng vấn:
Khi đi phỏng vấn tìm việc, các câu hỏi phỏng vấn kiểu này đòi hỏi bạn cần trả lời một cách hết sức khéo léo và cẩn thận. Bạn có thể nói rằng bạn chỉ nghỉ việc ngay trong tháng đầu nếu như công ty không làm đúng những gì mà công ty cam kết, hoặc công ty không nhận được những giá trị mà bạn đem lại, bạn không phù hợp với công ty,… Dù là lý do nào thì bạn cũng hãy cố gắng đưa ra câu trả lời phù hợp mà không ảnh hưởng gì đến kết quả phỏng vấn của mình. Đừng đưa ra câu trả lời như mục tiêu nghề nghiệp của bạn thay đổi hay môi trường không phù hợp, quản lý khó tính,.. Vì một khi bạn muốn vào làm việc thì bạn phải chắc chắn với quyết định của mình, hiểu được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, hiểu về môi trường, bạn không thể rời bỏ công ty chỉ vì lý do như vậy được.
IV. 10 câu hỏi phỏng vấn được Vinci đánh giá hàng đầu
Nhiều bạn trẻ mới ra trường còn bỡ ngỡ trước những cuộc phỏng vấn hoặc do thiếu kinh nghiệm nên cảm thấy e ngại và thiếu tự tin trước nhà tuyển dụng. Dù bạn đã chuẩn bị rất nhiều và khá đầy đủ, chi tiết hệ thống các câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn nhưng khi bước vào cuộc phỏng vấn thực sự đôi lúc bạn lúng túng trước những câu hỏi rất thông thường và không quá khó chỉ vì bạn thiếu sự chuẩn bị. Sau đây là những câu hỏi nhà tuyển dụng thường sử dụng tại Vinci để đánh giá sự nhạy bén và khả năng ứng xử của bạn.
1. Nhược điểm của anh/chị là gì?
Đây là câu trả lời nhạy cảm nhất. Nên tối thiểu hoá nhược điểm và nhấn mạnh vào ưu điểm. Tránh những phẩm chất mang tính cá nhân mà tập trung vào khía cạnh chuyên nghiệp. Có thể trả lời “Đôi lúc tôi lo làm việc nhiều quá nên không sắp xếp được thời gian hợp lý”.
2. Nếu được nhận vào làm ở vị trí này, anh/chị nghĩ là mình có ưu điểm gì để hoàn thành tốt công việc?
Tùy theo vị trí có câu trả lời phù hợp. Nêu những ưu điểm nổi bật giúp ích cho vị trí dự tuyển cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm đã có của bạn.
3. Tại sao anh/chị muốn làm việc ở Vinci?
Người phỏng vấn đang muốn nghe câu trả lời cho thấy bạn có đầu tư suy nghĩ chứ không chỉ gửi hồ sơ xin việc đi vì có thông báo tuyển dụng. Ví dụ “Tôi đã chọn ra một số công ty quan trọng có phương châm làm việc phù hợp với khả năng của tôi và công ty này nằm ở vị trí hàng đầu trong danh sách những lựa chọn ưa thích của tôi”.
4. Mục tiêu của anh/chị là gì?
Nên nói về mục tiêu trước mắt và ngắn hạn. Ví dụ “Mục tiêu trước mắt của tôi là có được việc làm phù hợp tại Vinci bởi tôi nhận thấy khả năng lãnh đạo tài tình của quản lý dự án. Mục tiêu dài hạn tuỳ thuộc vào mục tiêu của công ty, còn riêng bản thân tôi sẽ tìm ra những cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp”
5. Tại sao anh/chị lại chuyển việc?
Sau ba năm trang bị cho mình những kinh nghiệm và kiến thức, tôi quyết định tìm kiếm cho mình một công ty có nhiều cơ hội phát triển để tôi có thể phát huy hết khả năng của mình và thành công hơn.
6. Khi nào anh/chị cảm thấy hài lòng với công việc nhất?
Người phỏng vấn mục đích muốn biết điều gì có thể tạo động lực cho bạn làm việc và có thể hiểu thêm về sở thích của bạn. “Ở công việc cũ tôi hài lòng nhất là được tiếp xúc với khách hàng, được hiểu họ và giải quyết những khúc mắc của họ để sản phẩm và dịch vụ của công ty tốt hơn và khách hàng hài lòng hơn”.
7. Anh/chị có thể làm được gì cho Vinci?
Hãy tóm tắt ngắn gọn về kinh nghiệm, kỹ năng và cá tính của chính bạn. “Tôi có được sự kết hợp độc đáo giữa kỹ năng bán hàng và khả năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Điều này cho phép tôi sử dụng vốn kiến thức của mình cùng với kỹ năng giao tiếp khá tốt của tôi.”
8. Ba điểm tích cực mà người chủ nói về bạn?
Đây là cách tuyệt vời để thể hiện ưu điểm của chính bạn thông qua lời của người khác. Ví dụ như: “Sếp tôi từng nói tôi là người chịu khó làm việc và ông ta thích sự năng động, hài hước của tôi”.
9. Anh/chị mong muốn tìm công việc với mức lương nào?
Bạn được lợi thế khi người phỏng vấn tìm việc làm yêu cầu đưa ra mức lương trước. Tuy nhiên không nên đưa ra một con số cụ thể sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình. “Tôi nghĩ công ty sẽ trả mức lương phù hợp với năng lực và khối lượng công việc của tôi, tôi chắc chắn khi đến lúc, chúng ta sẽ có thể đồng ý một con số hợp lý”.
10. Thành tích lớn nhất trong công việc của anh/chị là gì?
Nếu đó là sự thành công thể hiện qua những con số thì trả lời không quá khó, nhưng nếu bạn chỉ là một nhân viên thì không nên thổi phồng những cống hiến của mình cho công việc cũ. Bạn có thể trả lời “Thành tích lớn nhất của tôi trong công việc vẫn là dựa vào sự cố gắng của chính bản thân mình. Tôi có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm để cùng nhau hoàn thành tốt mục tiêu của công ty đề ra”.
VI. Kết luận
Như vậy bài viết trên đã hướng dẫn các bạn trả lời các câu hỏi phỏng vấn thường gặp về giới thiệu bản thân, đánh giá khả năng phản ứng, sự phù hợp với công ty. Bài viết cũng giúp bạn hiểu được mục đích của nhà tuyển dụng và biết cách nên trả lời từng câu hỏi phỏng vấn theo hướng nào. Tham khảo ngay những câu trả lời này giúp các bạn có thể ứng phó với bất kỳ câu hỏi phỏng vấn khó nhằn nào từ các nhà tuyển dụng.