15 điều phải chuẩn bị trước ngày phỏng vấn để “tán đổ” nhà tuyển dụng

10-dieu-chuan-bi-phong-van-1

Việc chuẩn bị kỹ lưỡng luôn là chìa khoá mở ra sự thuận lợi và ấn tượng đẹp cho buổi phỏng vấn. Mang theo những thứ cần thiết khi đi phỏng vấn góp phần quan trọng giúp bạn tự tin để gặt hái kết quả mỹ mãn nhất. Hãy thuyết phục nhà tuyển dụng (NTD) rằng họ thật may mắn khi có bạn. Hãy cùng Vinci Group điểm qua 15 điều nên chuẩn bị trước khi phỏng vấn nhé.

1. Thông tin công ty

Hãy ghi ra giấy tất cả thông tin cơ bản: địa chỉ, số điện thoại, người liên hệ, tên công ty. Còn gì tốt hơn khi bạn đang tìm đường đến nhưng bị lạc. Những thông tin này vô cùng hữu ích cho bạn đến đúng nơi cần đến.

2. Trang phục lịch sự

Trang phục nào khi đi phỏng vấn cho phù hơp? Mặc thế nào để tạo thiện cảm cho người phỏng vấn? Đó luôn là những câu hỏi hàng đầu trước mỗi buổi phỏng vấn. Ăn mặc một cách lịch sự, kín đáo luôn là lựa chọn an toàn dành cho bạn. Tốt nhất, bạn nên tìm hiểu văn hoá công ty tương lai để quyết định trang phục phù hợp.

Trang phục lịch sự đi phỏng vấn

Hãy tránh xa những thứ rườm rà hoặc lạc mốt, đồng thời loè loẹt màu sắc. Ngoài ra, nên chú ý vài chi tiết nhỏ nhưng tạo nên tính chuyên nghiệp của bạn: tóc tai gọn gàng, móng tay cắt giũa sạch sẽ. Tùy vào vị trí đăng ký, vị thế công ty, bạn sẽ phải đưa ra lựa chọn sao cho phù hợp. Tuy nhiên dù là công ty nào, lựa chọn chính xác nhất vẫn phải đảm bảo các yếu tố: “Chỉn chu, gọn gàng, lịch sự”. Quần jeans đen, sơ mi trắng có vẻ sẽ là một lựa chọn phù hợp trong mọi hoàn cảnh.

3. Đồ dùng gọn nhẹ

Theo nghiên cứu về ngôn ngữ cơ thể, những người mang đồ dùng cồng kềnh khi phỏng vấn không được đánh giá cao. Họ là những người có đầu óc tổ chức kém và khó hoàn thành công việc đúng hạn.

Đừng để bạn rơi vào trường hợp này. Hãy chọn một chiếc túi đơn giản, có thể chứa tất cả vật dụng của bạn. Đừng bao giờ mang áo khoác trên tay trong khi có thể bỏ gọn vào cặp.

4. Điện thoại để chế độ rung hoặc tắt

Cần kiểm tra điện thoại của mình trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn. Nếu không có gì quan trọng, bạn nên tắt hoặc để chế độ rung cho máy. Tiếng chuông điện thoại vang lên rất dễ làm ngắt quãng buổi phỏng vấn.

Hãy nói tạm biệt với công việc tương lai khi nghe điện thoại trong lúc phỏng vấn. Không thực sự muốn làm việc, bất lịch sự là những điều NTD sẽ nghĩ về bạn qua hành động đó.

5. Sự chuẩn bị tâm lý thoải mái, tự tin

Hầu hết các NTD đều có ấn tượng tốt với các ứng viên tự tin. Bạn không thể mang bộ mặt lo âu, căng thẳng bước vào phỏng vấn. Một nụ cười, môt cái bắt tay thật chặt, ánh mắt kiên định… tất cả đều thể hiện sự sẵn sàng của bạn. Việc chuẩn bị tinh tốt sẽ giúp bạn không thấy vấp váp hay căng thẳng trong buổi phỏng vấn.

Đây là việc làm vô cùng quan trọng trước khi bước vào một cuộc phỏng vấn. Có nhiều cách giúp tâm lý bạn thoải mái như điều khiển hơi thở, nghe nhạc để gạt đi mọi sự lo âu trong đầu khi chờ đợi tới lượt phỏng vấn. Hãy nhớ, đừng liên tục vẽ ra các viễn cảnh trong đầu với hàng tá câu hỏi như: Không biết người ta sẽ hỏi mình gì nhỉ? Người phỏng vấn trước mình có tốt không nhỉ? Bạn đấy có giỏi hơn mình không nhỉ?… Các câu hỏi này sẽ “ám ảnh” bạn, tạo sự lo âu không đáng có.

Sự chuẩn bị tâm lý thoải mái, tự tin khi phỏng vấn

Bạn cũng có thể nhai kẹo cao su vì đây chính là cách giúp bình tĩnh, tỉnh táo hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nhai kẹo cao su sẽ làm giảm lượng hormone cortisol – nguyên nhân gây stress, đồng thời, giúp người ta có trí nhớ tốt hơn, kích thích chức năng hoạt động của não.

Ngoài ra, để đạt được thành công vững chắc trong tương lai, bạn cần phải “kiên nhẫn”. Kiên nhẫn không bao giờ là điều thừa, kể cả khi bạn thất bại trong phỏng vấn, bạn cũng phải kiên nhẫn để duy trì sự tự tin và lạc quan.

6. Ai sẽ phỏng vấn bạn

Khi vượt qua vòng hồ sơ, nhà tuyển dụng thường gửi một email thông báo về buổi phỏng vấn, thời gian, địa điểm và có thể là cả người sẽ phỏng vấn bạn. Search tên họ trên Google và mọi mạng xã hội có thể biết đâu bạn sẽ có một chút thông tin, chí ít là để bạn không bị bối rối khi không biết nên xưng hô thế nào trong buổi phỏng vấn. Nếu không có tên người phỏng vấn hãy làm như vậy với quản lý nhân sự, quản lý vị trí bạn ứng tuyển, và thậm chí là CEO nếu bạn ứng tuyển vào vị trí quản lý.

7. Lượt qua lại tất cả những kiểu câu hỏi phỏng vấn thường gặp

Tôi không khuyên bạn học thuộc nhưng vẫn tốt hơn nếu bạn đọc qua chúng. Thứ nhất, bạn sẽ không bị động trước những câu hỏi đơn giản vì chúng lặp đi lặp lại ở hầu hết các bài về câu hỏi phỏng vấn. Thứ hai, sẽ có một vài câu trả lời bạn tâm đắc và thế là bạn tự động biến nó thành câu trả lời của mình.

8. Thái độ thân thiện

Hãy chào và cười với tất cả mọi người bạn gặp, vì bạn đâu có biết họ là ai. Đừng để mặt lạnh với chủ tịch và cái kết…

9. Hãy trả lời ngắn gọn súc tích

Ngắn gọn không có nghĩa là một vài từ cụt lủn. Chúng ta nên tránh những câu dài phức tạp dễ gây hiểu nhầm. Cũng đừng lang thang, dông dài vì các cụ nói rồi “ nói dài nói dai đâm nói dại”, biết đâu bạn lại nói ra điều gì đó không nên. Thành thật là cần thiết nhưng không có nghĩa là cứ phải bóc mẽ những yếu điểm đáng lẽ phải che đi.

“Hỏi gì nói nấy” hoàn toàn là điểm trừ trong một cuộc phỏng vấn, nhất là với những câu hỏi bằng tiếng Anh, điều cấm kị nhất là chỉ trả lời Yes/No. Hãy nhớ, mỗi câu hỏi của nhà phỏng vấn đều là một cơ hội để bạn thể hiện mình nên hãy nhanh chóng nắm bắt, đừng để tuột mất. Những khoảng lặng trong các buổi phỏng vấn là rất nguy hiểm, đáng sợ nên hãy cố gắng đừng để thời gian này bị gián đoạn.

10. Kiểm soát ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể được ví như cái lưỡi thừa, tự bộc lộ ra tâm lý, tính cách của bạn một cách chân thực, thô kệch nhất. Đặc biệt khi gặp căng thẳng việc kiểm soát hoạt động vô thức lại trở nên càng khó khăn hơn, vì thế, bạn cần có một chiến lược khắc phục điều này. Những lỗi ngôn ngữ cơ thể cần được đầu tư thời gian nghiêm túc mới có thể sửa được. Đó là cả một quá trình.

11. Chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng

Hầu hết, cuối buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn có câu hỏi gì dành cho họ không. Bạn đã từng lắc đầu và nói “không”, bạn không làm vậy chứ? Chắc chắn bạn không biết mọi thứ nên bạn cần hỏi, đấy là điều đương nhiêu. Bạn chỉ không hỏi vì chưa kịp nhớ ra mình dự định sẽ hỏi gì thôi. Hãy note lại một vài câu hỏi bạn cho là cần thiết vào một tờ giấy và đem theo khi đi phỏng vấn. Những câu hỏi của bạn cũng thể hiện bạn có tìm hiểu nghiêm túc với công việc này chứ không phải chỉ vô tình lướt qua trên một trang đăng tuyển nào đó.

12. Mang theo CV, một vài tờ giấy và một cái bút

Ngày nay, rất nhiều ứng viên gửi thư xin việc qua Internet. Việc mang theo bộ hồ sơ xin việc đầy đủ là điều cần thiết. Thường thì phía công ty sẽ chuẩn bị CV của bạn cho người phỏng vấn, nhưng sao bạn vẫn nên đem đi? Đó là biện pháp phòng xa cho mọi tình huống có thể xáy ra, vì lý do nào đó người tuyển dụng không có trong tay CV của bạn. Họ phải phỏng vấn rất nhiều ứng viên và điều duy nhất phân biệt các ứng viên là CV của họ, cũng có thể nói trước khi gặp bạn CV chính là khuôn mặt của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Cho dù bạn có giới thiệu y như CV chưa chắc họ đã nhớ ra bạn, vì thế hãy đem theo CV phòng cho trường hợp này. Điều này chỉ có lợi cho bạn thôi.

Sẽ có những lúc bạn phải làm một task nhỏ test kĩ năng, đặc biệt là với designer, nên giấy bút là không thể thiếu.Hãy chú ý tất cả giấy tờ phải được in hoặc ghi trên loại giấy chất lượng.

13. Tập sale bản thân

Bạn nhận được công việc không phải vì bạn mong muốn công việc ấy đủ nhiều mà là những kỳ vọng ở nhà tuyển dụng được đáp ứng đủ. Nên đã đến lúc bạn vận dụng hết chiến thuật Marketing mình có để rao bán bản thân.

14. Biết cách bắt tay

Bất kể người phỏng vấn bạn là nam hay nữ, ít hay nhiều tuổi đừng quên kết thúc buổi phỏng vấn bằng một cái bắt tay đầy tự tin. Bạn nên là người chủ động đề nghị điều này. Ấn tượng cuối cùng cũng quan trọng không kém gì đầu tiên, đấy là cảm giác sẽ đọng lại người phỏng vấn. Cảm giác đó sẽ tác động lên toàn bộ buổi phỏng vấn và ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của nhà tuyển dụng.

15. Đồ dùng gọn nhẹ

Theo nghiên cứu về ngôn ngữ cơ thể, những người mang đồ dùng cồng kềnh khi phỏng vấn không được đánh giá cao. Họ là những người có đầu óc tổ chức kém và khó hoàn thành công việc đúng hạn.

Đừng để bạn rơi vào trường hợp này. Hãy chọn một chiếc túi đơn giản, có thể chứa tất cả vật dụng của bạn. Đừng bao giờ mang áo khoác trên tay trong khi có thể bỏ gọn vào cặp.

Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn xin việc

  • Bạn hãy giới thiệu về bản thân?
  • Bạn có những điểm mạnh, điểm yếu nào?
  • Bạn biết gì về công ty chúng tôi và vị trí đang ứng tuyển?
  • Tại sao chúng tôi nên nhận bạn?
  • Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?

15 lưu ý để có buổi phỏng vấn hiệu quả

  • Ăn mặc thanh lịch, gọn gàng, phù hợp với vị trí ứng tuyển
  • Trang điểm nhẹ nhàng, tươi tắn, không make-up lòe loẹt
  • Luôn nở nụ cười tươi tắn, vui vẻ, thân thiện
  • Giữ hơi thở thơm tho (nên đánh răng trước khi đi phỏng vấn, mang theo viên ngậm, chai xịt thơm miệng, chai nước nhỏ để tránh khô miệng)
  • Không nói xấu sếp hoặc đồng nghiệp cũ
  • Không nói dối, trung thực với mọi thông tin đưa ra
  • Không đùa cợt thiếu nghiêm túc
  • Không cướp lời khi người khác đang nói
  • Không chia sẻ lan man, dài dòng về các vấn đề riêng tư
  • Tìm hiểu tỉ mỉ, chi tiết về văn hóa công ty cùng các thành tựu, sự kiện quan trọng
  • Cố gắng (tỏ ra) thoải mái khi gặp phải những câu hỏi hóc búa, đòi hỏi tư duy, phản biện
  • Khéo léo nhấn mạnh cá tính của bản thân, đừng quá phô trương, khoe khoang, phản cảm
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Lên đầu trang