Biếng ăn ở trẻ luôn là nỗi lo của rất nhiều bậc cha mẹ trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Khi trẻ biếng ăn chậm tăng cân, phụ huynh lại càng có xu hướng ép con phải ăn và điều này lại gây ra tác dụng ngược. Vì vậy, VinciGroup muốn chia sẻ đến bậc phụ huynh 9 cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở bé, cùng tham khảo nhé!
1. Biếng ăn có nguy hiểm không?
Để hiểu được biếng ăn ở trẻ có nguy hiểm hay không, mẹ cần có cái nhìn chi tiết về chứng biến ăn ở trẻ được biểu hiện như thế nào và hậu quả sẽ ra sao?
1.1. Biếng ăn là gì?
Biếng ăn có thể hiểu là trạng thái rối loạn ăn uống ở trẻ như bé không ăn, ăn ít hoặc ăn không đủ dinh dưỡng thiết yếu. Bên cạnh đó biếng ăn ở trẻ còn có những biểu hiện rất rõ ràng như:
- Khi dọn thức ăn bé sẽ quấy khóc
- Bé không chịu ăn một vài loại thức ăn hoặc nói không với tất cả đồ ăn
- Bé chỉ ngậm thức ăn mà không chịu nhai, nuốt
- Thời gian cho một bữa ăn rất lâu và bé ăn rất ít.
1.2. Tình trạng biếng ăn ở trẻ em
- Tình trạng chán ăn ở các bé gái có tỉ lệ cao hơn so với bé trai.
- Trẻ biếng ăn chậm tăng cân có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và thấp còi.
- Các bé lười ăn thường dễ mắc các vấn đề liên quan đến sức khỏe như: Thiếu máu, rối loạn hệ tiêu hóa, mật sự cân bằng hormone và mật độ xương giảm.
- Khi biếng ăn bé sẽ chậm phát triển hơn so với những đứa bé cùng trang lứa.
- Bé lười ăn thường sợ các loại thức ăn và bị ám ảnh về cân nặng của cơ thể.
1.3. 4 hậu quả khi trẻ biếng ăn
- Trí não chậm phát triển: Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển về trí não của bé. Vì vậy, khi trẻ biếng ăn có thể dễ bị thiếu hụt những dưỡng chất tác động đến sự hoạt động hiệu quả của não như: Omega 3, DHA, Omega 6, Taurin, Protein,….Theo nhiều nghiên cứu, trẻ biếng ăn còn bị kém hẳn về điểm trí tuệ so với những trẻ cùng tuổi có đầy đủ dưỡng chất và điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển suốt 5 năm về sau của bé.
- Hệ miễn dịch hoạt động kém, dễ bị mắc bệnh: Thực tế cho thấy, các bé biếng ăn, ăn không đủ khẩu phần cần thiết thường có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng. Khi đó, các bé thường rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đường hô hấp, viêm phổi,… Bên cạnh đó, khi bé bị suy giảm miễn dịch, số ngày bị mắc bệnh sẽ nhiều hơn 29% và nguy cơ bị viêm đường hô hấp trên 45%.
- Thiếu hụt dưỡng chất, ảnh hưởng đến tăng trưởng của bé: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ biếng ăn chậm tăng cân trong 2 năm đầu đời thường có cân nặng nhẹ hơn 3 lần so với các bé cùng tuổi và có thể thua kém từ 6 – 22% chỉ số về cân nặng so với trẻ ăn uống tốt. Bên cạnh đó, khi trẻ biếng ăn sẽ làm mất đi cơ hội hội hấp thụ lượng vi chất tối thiểu cho cơ thể dẫn đến những tác hại như: Thiếu vitamin A ảnh hưởng đến sự phát triển của mắt, thiếu sắt gây thiếu máu, thiếu vitamin D, canxi gây thấp còi,…
- Ảnh hưởng đến sự phát triển về chỉ số cảm xúc: Chỉ số cảm xúc là EQ, với những bé biếng ăn thường có chỉ số EQ thấp hơn so với những bé ăn uống đầy đủ, điều này khiến bé trở nên thụ động, khả năng giao tiếp kém, thiếu hòa đồng, khó thích ứng với sự thay đổi của môi trường, thậm chí bé có thể bị tự kỷ.
2. 9 cách khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ
Với trẻ biếng ăn, mẹ nên tính lượng thức ăn đủ cung cấp năng lượng cho các hoạt động của bé thông qua các tiêu chí như độ tuổi, giới tính và thể trạng của bé. Dưới đây là một số cách khắc phục chứng biếng ăn của bé mà mẹ có thể tham khảo:
2.1. Tạo cho bé thực đơn đa dạng và trang trí các bữa ăn thật đẹp mắt để thu hút bé
Nên có ít nhất một món ăn mà bé yêu thích trong mỗi bữa ăn, điều này có thể kích thích bé thèm ăn
Xây dựng thực đơn đa dạng dựa trên những món bé lựa chọn nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe cho con.
Mẹ nên học cách sắp xếp đồ ăn thành những hình ảnh mặt cười, con vật,… để bé cảm thấy thích thú khi ăn.
2.2. Cho trẻ ăn đúng giờ, tập trung ăn và ăn cùng gia đình
Rèn luyện cho bé thói quen không tự tiện ăn linh tinh trước giờ ăn những bữa chính
Mẹ nên thông báo cho bé trước giờ ăn khoảng 15 phút
Bố mẹ nên có thói quen ăn đúng giờ, từ đó bé sẽ bắt chước thói quen đó
Việc cho bé ăn cơm cùng các thành viên trong gia đình vừa ăn vừa nói chuyện trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn.
Không tạo cho bé thói quen vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện thoại, đồ chơi và các loại thiết bị công nghệ.
2.3. Khi bé không muốn ăn không nên ép buộc bởi có thể gây tác dụng ngược
Các hành động như dọa nạt, quát mắng hay đánh đập khi bé biếng ăn có thể khiến tình trạng này tệ hơn. Vậy một biện pháp mẹ có thể tham khảo đó là tập cho bé ăn những món mới vào buổi sáng vì đây là thời điểm bé đói nhất trong ngày. Sau đó, khi bé đã quen dần với món ăn, mẹ có thể chuyển món ăn này sang buổi khác và buổi sáng lại tập cho bé ăn một món mới khác.
2.4. Nên khuyến khích bé biếng ăn vào bếp cùng mẹ
Bé sẽ rất hào hứng nếu được tham gia vào quyết định món mình sẽ ăn, vì vậy mẹ có thể đưa ra các gợi ý cho bé hoặc để bé được nêu ý kiến sao cho đảm bảo dinh dưỡng.
Mẹ có thể đề nghị bé phụ mình nhặt rau, trộn thức ăn và dọn bàn ăn, khiến cho bé có xu hướng muốn ăn những món đã góp công làm.
2.5. Đảm bảo thức ăn đầy đủ dinh dưỡng
Trong các bữa ăn, mẹ nên cần bằng đầy đủ các dưỡng chất gồm tinh bột, protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Đặc biệt, các loại vitamin và khoáng chất trong thực đơn ăn uống có thể kích thích sự thèm ăn của bé.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên cho bé ăn các thức ăn chứa kẽm như: thịt gà, thịt bò, cá và các loại rau màu xanh đậm, bởi kẽm giúp kích thích thèm ăn.
2.6. Chia nhỏ lượng ăn hàng ngày của bé thành các bữa ăn nhỏ xen kẽ
Nếu bé biếng ăn, mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành nhiều lần để bé ăn từng ít vào những khoảng thời gian đã được lên kế hoạch từ trước. Mẹ có thể tham khảo các thực đơn cho bé biếng ăn, suy dinh dưỡng với từng độ tuổi nhất định.
2.7. Những bữa ăn nhẹ nên cho bé ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe và không nên cho trẻ ăn quá nhiều
Vào các bữa chính, nếu bé biếng ăn không chịu ăn nhiều, mẹ nên bổ sung những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của bé như: sữa chua, váng sữa, các loại trái cây, bánh ít đường,… vào các bữa ăn nhẹ. Tuy nhiên, mẹ không nên vì sợ con đói mà cho bé ăn quá nhiều, điều này sẽ khiến bé biếng ăn hơn bởi trẻ biết sẽ được ăn bù vào các bữa phụ.
2.8. Trước và trong bữa ăn không cho bé uống quá nhiều nước, sữa hay nước trái cây
Bé uống nhiều nước trước bữa ăn và trong quá trình ăn sẽ khiến bé bị no và không muốn ăn nữa
Mẹ cũng nên hạn chế cho bé uống sữa vào buổi đêm bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến bữa sáng của bé.
2.9. Đảm bảo thời gian được vận động của trẻ
Phụ huynh nên khuyến khích bé tham gia các hoạt động thể dục thể thao, hoặc dành thời gian chơi cùng con hằng ngày.
Vận động nhiều khiến bé tiêu hao năng lượng, bé sẽ có cảm giác đói và thúc đẩy bé ăn nhiều hơn, ăn ngon hơn.
Mẹ có thể tích cực massage cho bé góp phần kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tránh các bệnh về tiêu hóa.
3. Có nên cho trẻ uống thuốc bổ khi trẻ biếng ăn không?
Trong các loại thuốc bổ dành cho trẻ biếng ăn có chứa lượng vitamin và chất khoáng đóng vai trò quan trọng cho sự vận động của cơ thể, kích thích sự phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu mẹ đang thực hiện cho bé một thực đơn ăn uống lành mạnh, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng thì không quá cần thiết sử dụng thuốc bổ. Bên cạnh đó, nếu mẹ vẫn muốn sử dụng thuốc bổ cho con biếng ăn, mẹ nên tham khảo ý kiến và có chỉ định từ bác sĩ dinh dưỡng.
Bài viết trên là những chia sẻ của VinciGroup về hội chứng biếng ăn ở trẻ và những cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng qua bài viết, các bậc phụ huynh đã có thêm những thông tin hữu ích và áp dụng phù hợp cho con của mình để giảm tình trạng biếng ăn của bé.